Mỹ có hệ thống kiểm soát nhập cảnh nghiêm ngặt và chặt chẽ, vì vậy, các bạn sinh viên phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hiểu rõ quy trình và nắm vững các yêu cầu tại sân bay để đảm bảo quá trình nhập cảnh diễn ra thuận lợi, tránh các vấn đề không mong muốn.
Qua bài viết sau, hãy cùng Du Học ETEST tìm hiểu chi tiết về thủ tục nhập cảnh Mỹ dành cho du học sinh, từ các bước chuẩn bị hồ sơ, kinh nghiệm xử lý tại sân bay đến những lưu ý quan trọng khi phỏng vấn với cơ quan Hải quan. Đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn tự tin để bắt đầu hành trình du học Mỹ suôn sẻ!
Các bước trong thủ tục nhập cảnh Mỹ cho du học sinh
Việc nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ các bước trong thủ tục nhập cảnh Mỹ là cách tốt nhất để sinh viên nhập cảnh thuận lợi, gồm 4 bước sau.
Bước 1: Khai báo Hải quan
Khai báo Hải quan là bước đầu tiên bạn cần thực hiện ngay khi hạ cánh tại Mỹ. Tất cả hành khách bao gồm du học sinh, đều phải hoàn thành mẫu Form I-94 và Form CBP-6059B trước khi qua quầy kiểm tra nhập cảnh.

- Mẫu Form I-94: Đây là mẫu đơn xác nhận thông tin nhập cảnh và lưu trú của bạn tại Mỹ. Thông thường, tiếp viên hàng không sẽ phát mẫu này trong chuyến bay hoặc bạn có thể điền trực tuyến trước khi đến Mỹ, bao gồm:
- Họ.
- Tên (không khai tên đệm).
- Ngày tháng năm sinh (theo thứ tự ngày/tháng/năm).
- Công dân của nước.
- Giới tính.
- Số hộ chiếu.
- Hãng hàng không và số hiệu chuyến bay.
- Nước nơi bạn sống.
- Nước nơi bạn lên máy bay.
- Thành phố nơi bạn xin visa (vào Mỹ).
- Ngày cấp visa.
- Địa chỉ ở Mỹ của bạn.
- Tên thành phố và bang.
- Họ.
- Tên (không khai tên đệm).
- Ngày tháng năm sinh: (theo thứ tự ngày/tháng/năm).
- Công dân của nước.
- Mẫu CBP-6059B (tờ khai Hải quan): Đây là mẫu khai báo thông tin cá nhân và hàng hóa mà bạn mang theo. Nội dung bao gồm:
- Tên đầy đủ của bạn.
- Ngày sinh.
- Số lượng thành viên gia đình đi cùng.
- Địa chỉ lưu trú tại Mỹ.
- Quốc gia cấp hộ chiếu.
- Số hiệu hộ chiếu.
- Quốc gia bạn đang sinh sống.
- Các quốc gia bạn sẽ quá cảnh trước khi đến Mỹ.
- Số hiệu chuyến bay.
- Mục đích chuyến đi ban đầu của bạn có phải là kinh doanh không? (Chọn Yes/No).
- Khai báo về việc mang theo thực phẩm: Nếu có chọn Yes còn không thì chọn No.
- Bạn có tiếp xúc với động vật không? Nếu có chọn Yes còn không chọn No.
- Bạn có mang theo tiền mặt hoặc công cụ tài chính trị giá trên 10.000 USD không? Nếu có, cần khai báo.
- Bạn có mang theo hàng hóa phục vụ mục đích thương mại không?
- Danh sách các hàng hóa thương mại hoặc có giá trị mà bạn sẽ đưa vào hoặc để lại tại Mỹ.
Lưu ý: Viết chữ IN HOA trong câu trả lời cho mỗi ký tự và điền trung thực mọi thông tin trong cả hai mẫu đơn. Nếu mang theo các vật phẩm đặc biệt (như thực phẩm hoặc tiền mặt lớn) hãy khai báo chính xác để tránh gặp rắc rối.
Bước 2: Đến quầy an ninh
Sau khi hoàn tất việc khai báo Hải quan, bạn sẽ đến khu vực kiểm tra an ninh nhập cảnh (Immigration Checkpoint), nơi nhân viên Hải quan sẽ xác minh danh tính và mục đích nhập cảnh của bạn.
- Trình bày giấy tờ: Bạn cần chuẩn bị sẵn hộ chiếu có visa du học Mỹ, mẫu I-94 đã điền và mẫu CBP-6059B để nhân viên kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ này.
- Chụp ảnh và lấy dấu vân tay: Đây là quy trình bắt buộc để xác minh danh tính. Mọi người chỉ cần làm theo hướng dẫn của nhân viên Hải quan.
- Trả lời câu hỏi: Các câu hỏi thường liên quan đến mục đích nhập cảnh, thời gian lưu trú, trường học và chương trình học. Ví dụ: “Bạn sẽ học trường nào?”, “Ngành học của bạn là gì?”, “Thời gian học kéo dài bao lâu?” hoặc “Chi phí học tập của bạn là bao nhiêu?”. Hãy trả lời trung thực và tự tin bởi các câu hỏi này chỉ mang tính xác minh thông tin.
Khi hoàn tất, nhân viên Hải quan sẽ đóng dấu xác nhận trên hộ chiếu, cho phép bạn chính thức nhập cảnh vào Mỹ nếu không có sai sót trong thông tin khai báo.

Bước 3: Lấy hành lý
Hoàn thành thủ tục kiểm tra an ninh, bạn sẽ đến khu vực Baggage Claim để nhận hành lý ký gửi với các bước cụ thể như sau:
- Xác định băng chuyền hành lý: Thông tin về băng chuyền (Carousel) tương ứng với chuyến bay của bạn sẽ được hiển thị trên màn hình điện tử gần khu vực lấy hành lý.
- Kiểm tra hành lý: Đảm bảo rằng bạn đã nhận đủ số lượng hành lý ký gửi của mình. Kiểm tra thẻ hành lý (luggage tag) để tránh nhầm lẫn với hành lý của người khác.
- Xử lý trường hợp hành lý thất lạc: Nếu không tìm thấy hành lý, hãy đến ngay quầy Lost and Found hoặc quầy hỗ trợ của hãng hàng không để khai báo. Cung cấp thông tin đầy đủ như thẻ hành lý, chuyến bay, thông tin liên lạc để nhận hỗ trợ.

Bước 4: Thực hiện thủ tục check-in cho chuyến bay tiếp theo hoặc rời khỏi sân bay để di chuyển về trường
Tùy thuộc vào hành trình, sinh viên sẽ có hai lựa chọn sau khi lấy hành lý:
- Đối với du học sinh quá cảnh (Domestic Flight): Sau khi lấy hành lý, bạn cần di chuyển đến khu vực sân bay quốc nội để làm thủ tục check-in. Nếu không rõ đường đi, bạn có thể xuất trình vé máy bay và nhờ nhân viên sân bay hướng dẫn. Trường hợp chuyến bay bị trễ thì hãy đến quầy Customer Service của hãng hàng không để được hỗ trợ đổi vé.
- Đối với du học sinh bay thẳng đến Mỹ: Sau khi lấy hành lý, du học sinh có thể ra khỏi sân bay và di chuyển về nơi ở hoặc trường học. Nếu bạn đã đặt dịch vụ đưa đón từ trường hoặc công ty dịch vụ thì nên liên hệ trước với tài xế để đảm bảo họ đón đúng giờ.

Thời gian bay từ Việt Nam đến Mỹ là bao lâu?
Thời gian bay từ Việt Nam đến Mỹ dao động từ 16 giờ đến hơn 20 giờ, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: điểm khởi hành, điểm đến, hãng hàng không, số lượng điểm quá cảnh và điều kiện thời tiết.
Hiện tại, chưa có nhiều chuyến bay thẳng từ Việt Nam đến Mỹ nên phần lớn các chuyến bay đều yêu cầu quá cảnh tại một hoặc hai điểm trung gian như Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) hoặc Đài Bắc (Đài Loan).
Để tối ưu hóa thời gian di chuyển từ Việt Nam đến Mỹ, bạn nên lưu ý các yếu tố sau:
- Khi đặt vé, bạn nên ưu tiên các chuyến bay có thời gian quá cảnh ngắn nhưng đủ để hoàn thành các thủ tục cần thiết, giúp giảm tổng thời gian di chuyển.
- Bạn nên tìm hiểu và chọn hãng hàng không cung cấp lộ trình với thời gian bay ngắn hơn hoặc có dịch vụ tốt hơn trong thời gian quá cảnh.
- Trong thời gian quá cảnh, hãy nhanh chóng di chuyển đến cổng lên máy bay tiếp theo. Sau đó làm quen trước với sơ đồ tại sân bay quá cảnh và điều chỉnh đồng hồ theo múi giờ địa phương để giúp tiết kiệm thời gian.

Hướng dẫn kiểm tra hộ chiếu tự động khi nhập cảnh Mỹ
Việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ thường đòi hỏi sinh viên phải trải qua các thủ tục kiểm tra Hải quan và biên phòng dẫn đến thời gian chờ đợi kéo dài tại các sân bay quốc tế.
Tuy nhiên, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã triển khai các giải pháp công nghệ nhằm đơn giản hóa quy trình nhập cảnh, trong đó nổi bật là Mobile Passport Control (MPC). Quy trình sử dụng MPC bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Bạn tải ứng dụng Mobile Passport Control về điện thoại.
- Bước 2: Nhập thông tin hộ chiếu và chụp ảnh selfie để tạo hồ sơ trong ứng dụng.
- Bước 3: Trước khi hạ cánh, hành khách nhập thông tin chuyến đi và trả lời các câu hỏi liên quan đến khai báo Hải quan.
- Bước 4: Sau khi hoàn tất khai báo, ứng dụng sẽ cung cấp một mã QR duy nhất.
- Bước 5: Khi đến sân bay, bạn đi đến làn dành riêng cho MPC, xuất trình mã QR cùng với hộ chiếu cho nhân viên CBP để hoàn tất thủ tục nhập cảnh.

Ngoài ra, tại một số sân bay quốc tế lớn, CBP đã triển khai các ki-ốt kiểm tra hộ chiếu tự động cho phép bạn tự quét hộ chiếu, chụp ảnh và trả lời các câu hỏi khai báo Hải quan trên màn hình cảm ứng.
Sau khi hoàn tất, máy sẽ in ra một biên nhận, bạn chỉ cần trình cho nhân viên CBP để hoàn tất quy trình nhập cảnh.
Một số thắc mắc liên quan đến thủ tục nhập cảnh Mỹ cho du học sinh
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến thủ tục nhập cảnh Mỹ cho du học sinh:
Thực phẩm nào được phép đem vào Mỹ?
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hầu hết các loại trái cây, rau củ, hạt giống và đất đều bị cấm mang vào Mỹ do nguy cơ mang theo sâu bệnh và mầm bệnh có thể gây hại cho nông nghiệp nước này.
Tuy nhiên, một số thực phẩm đã qua chế biến có thể được phép mang vào nếu tuân thủ các điều kiện sau:
- Các sản phẩm từ thịt: Tất cả các loại thịt từ động vật trên cạn như heo, bò, gà và các sản phẩm chế biến từ chúng (như ruốc, bò khô, xúc xích, giò lụa, thịt hộp) đều bị cấm mang vào Mỹ.
- Hải sản: Các loại hải sản tươi sống bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. Tuy nhiên, bạn được phép mang theo hải sản đã qua chế biến như cá khô, tôm khô, mực khô với điều kiện phải được đóng gói và khai báo rõ ràng.
- Sản phẩm từ sữa và trứng: Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ hai loại thực phẩm này đều bị cấm khi nhập cảnh Mỹ, đặc biệt là đối với những quốc gia xảy ra dịch cúm gia cầm.
- Trái cây và rau củ: Hầu hết các loại trái cây, rau củ đều bị cấm mang vào Mỹ vì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, sâu bọ hoặc các loài vật có hại. Ví dụ như cam, quýt, táo, lê, nho,…
- Các loại hạt và gia vị: Hầu hết các loại hạt và gia vị khô đều được phép mang vào Mỹ, trừ lá cam, chanh, quýt và những hạt giống khác. Tuy nhiên, bạn cần khai báo rõ ràng và đảm bảo chúng không có nguy cơ mang theo sâu bệnh.

Thuốc uống có thể đem vào Mỹ không?
Du học sinh được phép mang theo thuốc uống khi nhập cảnh vào Mỹ nhưng cần tuân thủ các quy định sau:
- Thuốc kê đơn: Nên mang theo đơn thuốc của bác sĩ, bao gồm thông tin về tên thuốc, liều lượng và mục đích sử dụng. Thuốc nên được để trong bao bì gốc với nhãn mác rõ ràng.
- Thuốc không kê đơn: Được phép mang theo với số lượng hợp lý cho nhu cầu cá nhân.
- Thuốc chứa chất cấm: Các loại thuốc chứa chất gây nghiện hoặc các thành phần bị cấm theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đều bị nghiêm cấm.
- Thảo dược và thực phẩm chức năng: Được phép mang vào nếu không chứa các thành phần bị cấm và được đóng gói, ghi nhãn rõ ràng.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc mang theo nên được khai báo trong tờ khai Hải quan để tránh các vấn đề phát sinh.

Vật phẩm nào không được đem lên máy bay khi đi Mỹ?
Khi chuẩn bị hành lý để bay đến Mỹ, du học sinh cần lưu ý các vật phẩm bị cấm mang lên máy bay nhằm đảm bảo an toàn hàng không và tuân thủ quy định quốc tế:
- Chất lỏng, gel và bình xịt: Theo quy định của Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ (TSA), hành khách không được mang theo chất lỏng, gel và bình xịt có dung tích vượt quá 100ml (3.4 ounce) trong hành lý xách tay. Tất cả các vật dụng này phải được đặt trong một túi nhựa trong suốt, có thể đóng kín và dung tích không quá 1 lít. Lưu ý rằng các chất lỏng có dung tích lớn hơn 100ml phải được đóng gói trong hành lý ký gửi.
- Vật dụng sắc nhọn: Các vật dụng như dao, kéo, lưỡi lam, dao cạo, kim đan cùng các vật dụng sắc nhọn khác đều bị cấm trong hành lý xách tay. Nếu cần thiết, bạn có thể đóng gói chúng trong hành lý ký gửi.
- Vũ khí và chất nổ: Tất cả các loại vũ khí, bao gồm súng, đạn dược, pháo hoa và các chất nổ khác đều bị nghiêm cấm mang lên máy bay, cả trong hành lý xách tay và ký gửi.
- Chất dễ cháy và hóa chất nguy hiểm: Các chất như xăng, dầu, sơn, dung môi và các hóa chất dễ cháy khác đều bị cấm mang lên máy bay. Điều này áp dụng cho cả hành lý xách tay và ký gửi.
- Thực phẩm tươi sống và sản phẩm từ động vật: Các loại thịt tươi, hải sản tươi sống, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa thường bị cấm hoặc hạn chế khi nhập cảnh vào Mỹ.
- Trái cây và rau củ tươi: Hầu hết các loại trái cây và rau củ tươi đều bị cấm mang vào Mỹ do nguy cơ mang theo sâu bệnh và mầm bệnh có thể gây hại cho nông nghiệp nước này.
- Sản phẩm từ cây trồng: Cây trồng trong đất bị hoàn toàn cấm khi nhập cảnh tại Mỹ. Du khách chỉ được phép đem theo tối đa 12 cây rễ trần nếu chúng đạt chuẩn các quy định.
- Sản phẩm sinh học: Một số sản phẩm sinh học không được phép mang vào Mỹ đó là: thuốc trừ sâu, men sinh học, thuốc diệt cỏ… Chỉ khi có sự cho phép và đồng ý của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ hoặc Bộ nông nghiệp Mỹ thì du khách mới được phép mang những sản phẩm sinh học vào quốc gia này.
- Đồ ăn, gia vị dạng bột: Đồ ăn, gia vị dạng bột có thể tích dưới 12 oz/ 350ml có thể mang lên khoang máy bay. Với thể tích trên 12 oz thì hành khách mang thực phẩm sang Mỹ buộc phải đăng ký ký gửi. Một số dạng bột thức ăn, gia vị trên 12oz bị cấm xách tay và mang vào cabin là các loại bột (bột đậu, bột gạo, bột mì…), đường, bột gia vị, trà, cà phê xay, sữa bột, hóa mỹ phẩm dạng bột, bột y tế,…

Bị thất lạc hành lý phải làm thế nào?
Việc thất lạc hành lý có thể gây ra nhiều phiền toái cho du học sinh khi mới đặt chân đến Mỹ. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên thực hiện:
- Chờ đợi tại băng chuyền hành lý: Sau khi hạ cánh, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi tất cả hành lý trên chuyến bay được đưa ra. Đôi khi, hành lý của bạn có thể nằm ở cuối do quy trình xếp dỡ.
- Liên hệ với quầy “Lost & Found”: Nếu không thấy hành lý của mình, hãy đến ngay quầy “Lost & Found” hoặc quầy dịch vụ hành lý của hãng hàng không tại sân bay. Tại đây, bạn sẽ cần cung cấp thẻ lên máy bay, thẻ hành lý và mô tả chi tiết về hành lý bị mất để nhân viên lập hồ sơ hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm.
- Theo dõi và cập nhật thông tin: Sau khi báo cáo, hãng hàng không sẽ tiến hành tìm kiếm và thông báo cho bạn khi có thông tin mới. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể được hỗ trợ các vật dụng cần thiết như đồ vệ sinh cá nhân. Nếu hành lý không được tìm thấy trong khoảng thời gian quy định (thường là 21 ngày), hãng sẽ tiến hành bồi thường theo chính sách.

Bị yêu cầu kiểm tra hành lý sau khi qua máy quét phải làm sao?
Khi bị yêu cầu kiểm tra hành lý sau khi qua máy quét an ninh mọi người nên thực hiện các bước sau để đảm bảo quá trình kiểm tra diễn ra suôn sẻ:
- Giữ bình tĩnh: Việc bị yêu cầu kiểm tra thêm sau khi qua máy quét an ninh là điều bình thường và có thể xảy ra với bất kỳ ai nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả hành khách.
- Tuân thủ hướng dẫn: Nhân viên an ninh có thể yêu cầu bạn mở hành lý để kiểm tra các vật dụng khả nghi. Hãy hợp tác và làm theo hướng dẫn của họ bởi việc này có thể bao gồm việc lấy ra các vật dụng như chất lỏng, thiết bị điện tử hoặc vật dụng kim loại để kiểm tra riêng.
- Trả lời câu hỏi trung thực: Nếu được hỏi về các vật dụng trong hành lý, hãy trả lời một cách trung thực và rõ ràng giúp quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng.

Không tìm thấy cổng check-in xử lý như thế nào?
Việc không tìm thấy cổng check-in có thể gây lo lắng, đặc biệt đối với những người lần đầu đến Mỹ:
- Quan sát biển chỉ dẫn: Tại các sân bay lớn ở Mỹ, hệ thống biển chỉ dẫn được bố trí rõ ràng bằng nhiều ngôn ngữ. Hãy tìm các biển báo hướng dẫn đến khu vực check-in hoặc cổng lên máy bay (gate).
- Sử dụng bản đồ sân bay: Nhiều sân bay cung cấp bản đồ khu vực, bạn có thể tìm thấy chúng tại các quầy thông tin hoặc trên các ứng dụng di động của sân bay. Điều này sẽ giúp bạn định hướng dễ dàng hơn.
- Hỏi nhân viên sân bay: Nếu vẫn không tìm thấy đường, đừng ngần ngại hỏi nhân viên sân bay hoặc nhân viên hãng hàng không để nhận hướng dẫn đến đúng địa điểm cần thiết.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về thủ tục nhập cảnh Mỹ dành cho du học sinh từ quy trình khai báo Hải quan, kiểm tra an ninh đến cách xử lý các tình huống thường gặp tại sân bay. Những hướng dẫn cụ thể này sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin hơn khi đặt chân đến đất nước Hoa Kỳ, khởi đầu hành trình du học một cách thuận lợi.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về thủ tục nhập cảnh hay cần sự hỗ trợ để xây dựng lộ trình du học bài bản, hãy liên hệ ngay đến Du Học ETEST – Trung tâm tư vấn du học và săn học bổng uy tín. Với hơn 5000 đối tác là các trường và tổ chức giáo dục uy tín trên toàn cầu, Du Học ETEST cam kết mang đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất. Hãy liên hệ ngay để hiện thực hóa ước mơ du học Mỹ của bạn!
DU HỌC ETEST | XÂY DỰNG LỘ TRÌNH SĂN HỌC BỔNG TOÀN DIỆN
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0931 72 96 99 (HCM) | 0936 17 76 99 (Đà Nẵng)
- ETEST Quận 3: Lầu 3, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Anh Dang Building, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
- ETEST Quận 7: Lầu 6, 79 - 81 - 83 Hoàng Văn Thái, Saigon Bank Building, P. Tân Phú, Q.7, TP.HCM
- ETEST Đà Nẵng: Số 9, Đường C2, Khu Đô Thị Quốc tế Đa Phước, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Khám phá ngay: Thành tích ấn tượng của học viên ETEST