Qua mỗi cấp bậc học, lượng tài liệu đọc của bạn lại trở nên nhiều hơn và phức tạp hơn. Đặc biệt, Đại học là lúc bạn sẽ phải đọc rất nhiều để tự nghiên cứu nâng cao kiến thức chuyên ngành và hoàn thành các bài luận văn. Để việc đọc của bạn đạt được hiệu quả tối đa, hãy thử sử dụng phương pháp SQ3R này nhé!
SQ3R là một phương pháp để đọc và hiểu toàn diện, bao gồm 5 bước: Survey (Khảo sát), Question (Đặt câu hỏi), Read (Đọc), Recite (Nhớ lại), Review (Ôn tập).
1. Survey (Khảo sát)
Trước khi bạn bắt đầu đọc một chương mới, hãy đọc lướt qua toàn bộ tài liệu và tìm hiểu các ý chính trong văn bản. Quá trình đề xuất dưới đây sẽ mất 5-10 phút.
– Đọc phần giới thiệu
– Nhìn vào các tiêu đề và tiêu đề phụ
– Nhìn vào hình ảnh, biểu đồ và đồ thị (bất cứ thứ gì trực quan)
– Đọc phần tóm tắt chương
– Xem các câu hỏi nghiên cứu ở cuối chương
2. Đặt câu hỏi
Ở bước này, bạn sử dụng những câu hỏi như một công cụ dẫn dắt quá trình đọc của mình
Sử dụng tiêu đề đầu tiên của chương và chuyển nó thành một câu hỏi trước khi bắt đầu đọc chương đó. Ví dụ: nếu tiêu đề là “Quan hệ đối tác hữu hạn”, hãy chuyển nó thành một câu hỏi: “Quan hệ đối tác hữu hạn là gì?” Bây giờ bạn đã tìm thấy mục đích để đọc chương này: tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên.
3. Đọc
Khi bạn đọc, hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi bạn đã đặt ra. Sử dụng các mẹo sau khi đọc:
– Thông thường câu đầu tiên của mỗi đoạn văn nêu ý chính.
– Ngoài ra, hãy tìm các từ chuyển tiếp, như “tiếp theo”, “chẳng hạn”, để giúp bạn theo dõi quan điểm của tác giả.
– Ghi chú vào lề hoặc vào sổ tay khi bạn đọc. Diễn giải các điểm và ý chính theo cách nghĩ/ngôn từ của bạn; KHÔNG chỉ sao chép thông tin từ sách.
– Chỉ đánh dấu những điểm quan trọng nhất. Đánh dấu quá nhiều có thể khiến bạn khó tách điểm chính khỏi các chi tiết hỗ trợ.
4. Nhớ lại
Sau khi đọc, hãy xem lại những câu hỏi bạn đã đặt ra ngay từ đầu hoặc những câu hỏi tác giả đặt ra ở cuối chương.
– Bạn có thể trả lời chúng không? Nếu bạn không thể, hãy quay lại, đọc lại phần đó và ghi chú.
– Dành thời gian và đọc thuộc lòng hoặc nhớ lại bất cứ điều gì bạn có thể nhớ ngay sau khi bạn đọc xong.
5. Ôn tập
Sau khi bạn nghiên cứu một tài liệu mới, việc phải tiến hành ôn tập lại tổng thể trong vòng 24 giờ rất quan trọng, bởi vì việc đó giúp bạn có thể hiểu và ghi nhớ tối đa những gì đã đọc. Bạn có thể quên 80% những gì đã học nếu không ôn lại trong ngày hôm sau đấy!
DU HỌC ETEST là đơn vị chuyên tư vấn và xây dựng lộ trình toàn diện cho học sinh săn học bổng – du học vào các trường Đại học hàng đầu Mỹ, Canada, Úc.
► Tham khảo thành tích học bổng du học của ETEST tại ĐÂY
► Thông tin liên hệ: