Một trong những điểm khác biệt lớn giữa Trung học và Đại học là vào giờ ăn: Bạn sẽ không còn dùng bữa tại bàn ăn với gia đình nữa mà thay vào đó, bạn sẽ tự chọn đồ ăn trong canteen trường Đại học. Để trả tiền cho các bữa ăn của bạn, bạn cần chọn một gói meal plan phù hợp với chế độ ăn của mình. Hãy cùng ETEST tìm hiểu về meal plan ở khu ăn uống của các trường Đại học trong bài viết dưới đây nhé.
1. Thế nào là Meal Plan?
Về cơ bản, meal plan là tài khoản trả trước cho các bữa ăn trong khuôn viên trường của bạn. Vào đầu kỳ học, bạn thanh toán cho tất cả các bữa ăn bạn sẽ dùng trong nhà ăn. Sau đó, bạn sẽ quẹt thẻ sinh viên hoặc thẻ ăn mỗi khi bạn vào khu vực ăn uống, và giá trị bữa ăn của bạn sẽ được trừ vào tài khoản của bạn.
2. Chi phí cho meal plan là bao nhiêu?
Chi phí đại học không chỉ bao gồm học phí mà còn chi phí ăn ở. Chi phí ăn ở của mỗi người rất khác nhau, dao động từ $7000 đến $14,000 một năm, trong đó chi phí cho các bữa ăn thường chiếm khoảng một nửa. Đồng thời, sự tiện lợi và đa dạng của meal plans đáp ứng các nhu cầu khác nhau của sinh viên.
Sinh viên sống ngoài khuôn viên trường và thích nấu ăn thường có thể tự nấu, nhờ đó tiết kiệm tiền từ việc không mua các gói meal plans.
3. Bạn có cần mua meal plan không?
Tại hầu hết các trường, sinh viên năm thứ nhất được yêu cầu phải mua meal plan chọn meal plan có nhiều bữa ăn nhất. Các meal plan bắt buộc có nhiều mục đích: các trường học thường muốn sinh viên năm nhất giao lưu với nhau tại khuôn viên trường và các bữa ăn trong khuôn viên trường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó.
4. Bạn nên chọn gói meal plan nào?
Hầu hết các trường đại học cung cấp nhiều gói meal plan khác nhau — ví dụ như 21, 19, 14 hoặc 7 bữa một tuần.
Trước khi chọn mua một gói, hãy tự hỏi mình một số câu hỏi. Bạn có muốn dậy kịp ăn sáng không? Bạn có muốn đi ăn tối ở tiệm pizza địa phương?
Rất ít sinh viên thực sự dùng 21 bữa một tuần. Nếu thực tế là bạn thường bỏ bữa sáng, thì bạn có thể chọn gói meal plan ít tốn kém nhất và dành tiền tiết kiệm từ meal plan để mua đồ ăn tại các quán ăn địa phương vào những thời điểm phù hợp hơn với thói quen của bạn.
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không sử dụng tất cả các bữa ăn của mình?
Điều này khác nhau giữa các trường học, nhưng thường thì các bữa ăn không sử dụng hết sẽ bị mất tiền. Bạn nên kiểm tra số dư trong tài khoản meal plan của mình thường xuyên bởi vì một số trường có các cửa hàng tạp hóa nhỏ, nơi bạn có thể tiêu tiền từ những bữa ăn không dùng đến. Một số trường cũng có kết hợp với các nhà hàng địa phương và thậm chí cả chợ nông sản để bạn có thể dùng tài khoản meal plan để ăn uống ngoài khuôn viên trường.
6. Nếu bạn cần nạp lượng tức ăn nhiều thì meal plan có phù hợp không?
Gần như tất cả các trường đại học đều cung cấp dịch vụ ăn uống thỏa thích tại ít nhất một số phòng ăn, do đó, cùng một kế hoạch bữa ăn đều có thể đáp ứng nhu cầu của bạn cho dù bạn ăn ít hay nhiều.
Kể cả các vận động viên hay sinh viên thể chất cần ăn nạp lượng thức ăn nhiều cũng hiếm khi phàn nàn về việc cảm thấy đói bụng ở trường Đại học.
7. Nếu bạn có nhu cầu ăn uống đặc biệt thì sao?
Khi một trường đại học có hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn sinh viên, sẽ có nhiều sinh viên không thể ăn gluten, bị dị ứng với sữa hoặc ăn chay. Tại các trường Đại học nhỏ, không có gì lạ khi sinh viên phát triển mối quan hệ với nhân viên phục vụ ăn uống để chuẩn bị các bữa ăn riêng cho họ.
DU HỌC ETEST là đơn vị chuyên tư vấn và xây dựng lộ trình toàn diện cho học sinh săn học bổng – du học vào các trường Đại học hàng đầu Mỹ, Canada, Úc.
► Tham khảo thành tích học bổng du học của ETEST tại ĐÂY
► Thông tin liên hệ: